Trưởng nhóm nghiên cứu Michel Lucas của Trường Y Harvard và các đồng nghiệp phát hiện ra rằng nguy cơ tự tử ở những người trưởng thành uống từ 2-4 tách cà phê mỗi ngày bằng một nửa so với những người uống cà phê đã lọc hết caffeine, hoặc uống rất ít hoặc không sử dụng cà phê.
Caffeine không chỉ kích thích hệ thần kinh trung ương mà còn hoạt động như một loại thuốc chống trầm cảm nhẹ bằng cách thúc đẩy sản xuất chất dẫn truyền thần kinh trong não, bao gồm serotonin, dopamine và norepinephrine.
Nhờ cuộc khảo sát trên 50.737 phụ nữ với độ tuổi trung bình là 63, tất cả họ đều chưa từng báo cáo về các triệu chứng trầm cảm trước đây. Những người này được hỏi về thói quen ăn uống của họ từ năm 1980 đến năm 2004. Các nhà khoa học chủ yếu tập trung vào đồ uống hàng ngày và mối liên hệ với chứng trầm cảm.
Kết quả cho thấy những người uống từ 4 tách cà phê trở lên (thức uống có chứa caffeine) mỗi ngày có nguy cơ trầm cảm thấp hơn 20% so với những người uống ít hơn một cốc mỗi tuần. Ngoài ra, những người uống nhiều hơn hai tách cà phê mỗi ngày cũng bắt đầu giảm nguy cơ trầm cảm.
Tác giả của nghiên cứu cho rằng cà phê có tác dụng giải phóng một số chất dẫn truyền thần kinh như dopamine và serotonin, vì vậy nó có thể có tác dụng có lợi đối với cảm xúc.
Tuy nhiên các nhà nghiên cứu không khuyến nghị người lớn bị trầm cảm nên tăng lượng caffein vì phần lớn mọi người điều chỉnh lượng caffeine đến mức tối ưu cho họ, và sự gia tăng có thể gây ra các tác dụng phụ khó chịu.
Nhóm chuyên gia đã tiến hành cơ sở dữ liệu của ba nghiên cứu quy mô lớn khác ở Hoa Kỳ bao gồm 43.599 nam giới từ năm 1988 đến 2008, 73.820 phụ nữ trong giai đoạn 1992-2008 và 91.005 phụ nữ trong giai đoạn 1993-2007.
Việc tiêu thụ caffein, cà phê và cà phê không chứa caffein được đánh giá bốn năm một lần bằng bảng câu hỏi gửi đến các đối tượng nghiên cứu.